Tại Sao Chó Dại Cắn Người Xong Nó Lại Lăn Ra Chết?
Trong cuộc sống ta thường nghe, hoặc gặp những trường hợp chó dại cắn người rồi một thời gian sau thì con chó lăn ra chết. Nhiều người thắc mắc tại sao sau khi chó dại cắn người thì con chó chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Trong bài viết này, Y Dược 365 sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.
Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ.
Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, thường gặp nhất là ở loài chó.
Chó dại là những con chó nhà bị mắc bệnh dại, có biểu hiện các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công (cắn) và gây ra tử vong cho con người vì đã trực tiếp truyền virus dại.
Khi bị nhiễm virus dại, chó biểu hiện ở hai dạng là thể dại câm (bại liệt hay im lặng) và thể dại cuồng (hay thể dại điên). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
Nói chung, chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân, chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Nhưng chó không có triệu chứng dại cũng có thể mang siêu vi, nhất là chó con.
Một số nhà khoa học cho rằng virút có trong nước bọt của chó bị bệnh dại 03 ngày trước khi con vật có biểu hiện các biểu hiện của bệnh. Một số người khác cho rằng 7 ngày hoặc tới 13 ngày. Tuy nhiên đại đa số cho rằng thời gian này là 10 ngày.
Thời điểm con chó bị dại tấn công (cắn) người là nó đã mang virus dại (rabies virus) nhưng chưa có biểu hiện bệnh ra ngoài. Ở thời điểm này, con chó đã thay đổi tính tình, hay bị kích động, cắn xé hoảng loạn dẫn đến việc cắn người. Sau khi cắn người một thời gian thì con chó vào giai đoạn phát bệnh và chết.
Xử trí tại chỗ bằng: Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Sau đó, đến cơ sở y tế để được tiêm vacxin dại càng sớm càng tốt.
Đối với người già, người có thai, người bị bệnh lao, bệnh thận, gan, tim mạch, sốt rét... cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi tiêm và có ý kiến về cách điều trị.
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ.
- Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.
- Vết cắn gần hệ thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ tay) đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ hoặc có nhiều vết cắn, vết cắn sâu, chó lên cơn dại... cần phải tiêm kháng huyết thanh dại và vacxin trong vòng một ngày nhưng phải khác vị trí tiêm. Tiêm huyết thanh dại càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu chậm cũng không nên để quá 7 ngày sau khi bị cắn.
- Chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.
- Không theo dõi được con chó đã cắn.
- Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.
Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
- Bị chó cắn bóng, nghĩa là không đụng chạm gì tới người.
- Bị chó cắn qua quần áo dày mà không xước da hoặc bị chó liếm vào chỗ da lành không có vết xước.
- Những người đã tiếp xúc, sống chung với người bị bệnh dại, kể cả có ăn ngủ cùng phòng (trừ khi bị người lên cơn dại cắn có vết thương).
- Quan trọng là để phòng bệnh, không để chó chạy rông, tiêm chủng cho chó nếu nuôi trong nhà.
- Không cho chó liếm vào các vết ghẻ lâu lành, đã có nhiều người chết vì dại, chỉ vì muốn chữa lành ghẻ.
- Khi chưa có dịch phải hạn chế nuôi chó. Nếu đã nuôi thì phải xích, nhốt. Chó ra đường phải có rọ mõm.
- Không để tình trạng chó chạy rông, chó vô chủ.
- Tuyệt đối không bán chạy chó ở nơi đang có dịch sang vùng không có dịch, để ngăn chặn phát tán bệnh dại sang vùng chưa có dịch.
- Những người tiếp xúc với chó mèo dại, những người bị chó mèo dại cắn phải đi tiêm phòng ngay càng sớm càng tốt.
- Phòng tránh bằng tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó.
- Cần lưu ý, khi con chó đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.
Nguồn: TH theo wikipedia.