Nguyên Nhân Mèo Bị Tiêu Chảy Là Gì?

 

Ăn phải đồ ăn ôi thiu, độc hại

Ăn phải thực phẩm, đồ ăn ôi thiu, đồ ăn độc hại để lâu ngày…hoặc có thể là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bả chuột.. rất nguy hiểm

Mèo là loài động vật săn mồi không ở yên một chỗ. Chúng thường xuyên rời khỏi nơi sinh sống để săn mồi và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy nguy cơ tiếp xúc với đồ ăn ôi thiu là không thể tránh khỏi.

Một phần, những chủ nhân khi nuôi mèo cưng thường không dọn dẹp sạch sẽ các đồ ăn thừa dẫn tới mèo phải ăn lại các thức ăn đã cũ, hỏng gây ra ngộ độc và dẫn tới tình trạng nôi ói, tiêu chảy.

Hệ tiêu hóa có vấn đề

Do rối loạn hệ tiêu hóa trong quá trình hấp thu thức ăn. Quá nhiều chất khiến chúng tiêu hóa chậm và kém đi rất nhiều. Một số dấu hiệu đó chính là mèo mệt mỏi, chán ăn, thường lười vận động, lờ đờ và đi vệ sinh sai chỗ quy định

Thức ăn không đảm bảo

Thức ăn của mèo có vấn đề, không hợp với độ tuổi của mèo. Mèo có thể ăn phải xác của các động vật khác đang trong quá trình phân hủy và hoại tử khiến chúng bị ngộ độc…

Như đã giới thiệu ở trên. Việc cho mèo cưng sử dụng các thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn đầu tiên khi mới đón về nhà mới. Việc thay đổi thức ăn đột ngột cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán đặc biệt là các loại giun ký sinh trong cơ thể mèo con, gây ra các biểu hiện nôn, tiêu chảy, bụng to bất thường. Ngoài ra đây cũng là tác dụng phụ của các loại thuốc tẩy giun cho mèo.

Bạn có thể tẩy giun cho mèo tại nhà nhưng tôi khuyến khích các bạn mang tới các cơ sở khám chữa bệnh thú y để được các bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Nhiễm vi khuẩn, virus

Mèo còn có thể gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn khi có khối u trong cơ thể, nhiễm virus, vi khuẩn như Salmonella, E.Coli…

Do bệnh dịch: Một số bệnh dịch lây truyền ở mèo nguy hiểm như Carre Mèo. Căn bệnh gây tử vong hàng đầu của mèo con dưới 3 tháng tuổi.

Bệnh FIP viêm mạng bụng truyền nhiễm gây rối loạn tuần hoàn ở mèo.

Ngoài ra còn một số căn bệnh truyền nhiễm khác gây ra những tình trạng, biểu hiện tương tự ở mèo. Cách duy nhất để phòng tránh chính là tiêm chủng vắc-xin đầy đủ cho mèo theo lịch trình.

Cách xử lý khi mèo bị tiêu chảy và nôn ói kéo dài

Mèo bị tiêu chảy, ăn ít , đầy bụng và thường đi ra ngoài khay cát. Bạn cần làm chính là thay đổi thực đơn ăn uống của mèo, kiểm tra lại thực phẩm cho mèo ăn xem có phù hợp không, có thể mèo ăn phải thức ăn đã phân hủy, xác động vật thối , hoại tử như chim, thạch sùng…

Mèo bị rụng lông cũng là một nguyên nhân nhỏ khiến chúng bị nôn, tình trạng này gây ra khi mèo có thói quen liếm lông hàng ngày khiến lông rụng tích tụ trong dạ dày tạo ra những búi lông lớn. Để lâu sẽ phải phẫu thuật khá tốn kém và gây hại cho sức khỏe của mèo.

Xử lý: Dừng mọi loại đồ ăn nghi ngờ và phân chia nhỏ bữa ăn của mèo. Cho mèo uống Chlorocid của người. Tùy thuộc vào độ tuổi của mèo mà bạn cần chia nhỏ thuốc ra để phù hợp với thể trạng của mèo. Kiêng cá và các đồ ăn tanh trong thời gian điều trị bệnh.

Dấu hiệu: Một số con thường nghịch ngợm ăn nhầm phải xăng dầu, than, xà phòng, các loại thuốc diệt chuột, thuốc độc hoặc các hóa chất gây hại cho cơ thể. Mèo thường gặp phải các biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa kéo dài. nếu mèo có những biểu hiện khác như co giật, lờ đờ, nằm bất tỉnh, bạn nên đưa mèo tới các địa chỉ khám chữa bệnh thú y gần nhất để được điều trị kịp thời.

Mèo con thường là đối tượng mắc giun sán chính, nếu không kịp thời chữa trị có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bé. Dấu hiệu nhận biết là mèo thường nôn, tiêu chảy và bụng to bất thường.

Cách giải quyết duy nhất là nhanh chóng tìm mua thuốc tẩy giun cho mèo nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra, một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở mèo cũng có các biểu hiện tương tự ,bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay FIV, FIP cũng là một trong những kẻ thù hàng đầu gây tử vong chính cho mèo.

Cách phòng chống mèo bị tiêu chảy

  •  Để phòng tránh được tình trạng này, bạn cần giữ mèo tránh xa các tác nhân gây hại như thức ăn hết hạn, các loại thuốc diệt cỏ, diệt chuột …

  • Luôn giữ cho mèo một chế độ ăn khoa học và hợp lý nhất, tránh thay đổi lượng thức ăn đột ngột.

  • Tiêm phòng bệnh cho mèo đầy đủ để giảm thiểu nguyên nhân mắc bệnh từ virus, vi khuẩn…

  • Dọn dẹp sạch sẽ khu vực nuôi nhốt, nếu bạn nuôi trong căn hộ thì cần thoáng mát và khô ráo.

  • Theo dõi sức khỏe của mèo thường xuyên. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên đưa chúng tới bác sỹ thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

 

Next Post Previous Post