Chó, Mèo Cắn Và Bệnh Dại

Thông tin 57 người ở cùng một thôn của xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đã bị 6 mẹ con của chó mang bệnh dại cắn, trong đó có 2 người tử vong đã làm xôn xao dư luận. Từ tháng 8/ 2008, chó mẹ mang thai bỗng nổi dại cắn người rồi sinh ra 5 chó con, vài ngày sau, chó mẹ bị xe cán chết; cả 5 chó con được chủ nhà cho những người trong xóm nuôi. Tiếp tục như chó mẹ, các chó con đã cắn thêm hơn 50 người khác, trong đó một nửa là trẻ em. Không lâu sau, 5 chó con cũng bị c hết. Trong số những người bị chó mẹ cắn, 1 người đã mắc bệnh dại và tử vong sau đó 3 tháng; 6 tháng sau khi bị chó cắn, tiếp tục lại có 1 người khác cũng lên cơn dại và tử vong.

Đặc điểm của bệnh dại

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại (Rabie virus, thuộc họ Rhabdo-viridae) gây nên. Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như: chó, mèo. Người mắc bệnh dại là do bị chó, mèo dại cắn hoặc cào... Nước bọt của nó có mang nhiều virus dại và sẽ truyền sang người qua vết cắn, vết cào từ chỗ bị tổn thương, trầy xước ở trên da; trường hợp l ây nhiễm qua niêm mạc rất hiếm gặp. Ở Việt Nam, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu (khoảng 97%), sau đó là mèo nhà (2,7%). Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rư&# 7899;n cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Những kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn điên dại, thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn rất mạnh. Chó dại thường bỏ nhà, chạy rông và gặp bất kỳ ai cũng cắn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3 - 5 ngày.

Khi bị chó dại, mèo dại cắn hoặc cào... virus dại sẽ xâm nhập qua vết thương, trầy xước để sang người và gây bệnh. Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm; thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt. Thể hung dữ thường biểu hiện triệu chứng gào thé ;t, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước (Hydrophobia), bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản... Đối với thể liệt, bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong. Có khoảng 95% - 97% người bị bệnh dại chủ yếu là do chó dại cắn và 90% số trường hợp tử vong là do chó hay mèo cắn hoặc cào.

Theo thống kê, năm 2007 có 131 trường hợp tử vong vì bệnh dại, trong đó 38% trẻ em dưới 15 tuổi. 8 tháng đầu năm 2008 có 38 trường hợp tử vong, trong đó chủ yếu cũng là trẻ em dưới 15 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lấy ngày 28/9 hàng năm là Ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại.

Phòng bệnh dại và xử trí khi bị chó, mèo dại cắn, cào

Để phòng bệnh dại hiệu quả, mọi người, mọi gia đình phải chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cơ quan thú y khi có nuôi chó, mèo ở trong nhà. Chó nuôi không được thả chạy rong, ra đường phải dùng dụng cụ bịt mõm chó và nhất thiết cần phải tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó. Ước tính hiện nay, cả nước có khoảng 7 triệu con chó nhưng chó được tiêm vaccine phòng dại chỉ mới chiếm từ 20 - 40%. Vì vậy, nguy cơ bị bệnh dại do chó dại cắn là rất lớn.

Người bị chó, mèo cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu kín ngay, chỉ khâu trong những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại. Sát khuẩn vết thương để chống bội nhiễm và giảm đến mức tối đa số lượng virus dại xâm nhập vào người. Nếu trư̖ 1;ng hợp vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương như ở chân, tại thời điểm cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vaccine mà chỉ cần theo dõi con vật trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật bỏ ăn, chết, mất hoặc bị bán mổ thịt... thì người bị cắn, cào phải được tiêm vaccine dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, con vật vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vaccine.

Những trường hợp có khả năng xảy ra tình huống xấu, cần phải tiêm đồng thời cả 2 loại vaccine và huyết thanh kháng dại như: con vật cắn nghi dại hoặc đang lên cơn dại; vết cắn ở vị trí đầu, cổ, mặt, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ; bị nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu...

Sau khi bị con vật cắn, những trường hợp cũng cần phải được tiêm vaccine ngay như: vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con vật; vết cắn không nặng lắm và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm cắn con vật đang bị ốm. Những người bị con vật cắn nhưng đến tiêm muộn, tiêm huyết thanh kháng dại không còn tác dụng. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại như: cán bộ, nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc vN 99;i virus dại... cũng cần tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Chú ý, khi tiêm vaccine phòng bệnh dại cần phải tiêm đủ liều theo chỉ định của nhân viên y tế và nơi sản xuất, tiêm đúng liều lượng,đúng kỹ thuật, vaccine được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC; tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo quy định. Ngoài ra, trong thời gian tiêm, không được làm việc quá sức, không uống rượu, không dùng các chất kích thích, không sử dụng các thuốc loại corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong khi tiêm và 6 tháng sau khi tiêm vaccine phòng bệnh dạ ;i.

Các loại vaccine phòng bệnh dại thường sử dụng

H i ện n nay, loại v a c c i n e phòng bệnh dại đang được sử dụng là loại v a c c i n e Verorab do Viện Past eu r m e r i e u x connaught sản xuất. Việt Nam cũng đã sản xuất vaccine dại Fuenzalida tại Viện Vệ sinh dịch tễ T r u n g ương, Viện P a s t e u r Nha Trang và Viện Pasteur chúng tôi loại vaccine này được sử dụng khá phổ biến. Ngoài vaccine phòng bệnh dại, globulin miễn dịch với bệnh dại cũng được sử dụng để phòng ngừa cho những người bị chó, mèo, thậm chí cả dơi cắn khi lên cơn dại. Globulin miễn dịch đặc hiệu chống bệnh dại được bào chế từ huyết tương của người, có hiệu giá miễn dịch chống bệnh dại cao. Có thể tiêm globulin phòng dại đồng thời với tiêm vaccine phòng dại trong những trường hợp bị vết cắn sâu, gần thần kinh trung ương. Liều điều trị cho tất cả các nhóm tuổi là 20IU/kg trọng lượng cơ thể. Có thể tiêm quanh vết cắn một nửa và một nửa tiêm bắp bình thường. Chỉ 1 lần, không tiêm tiếp lần 2 vì không có tác dụng.

Khi tiêm vaccine phòng dại, globulin miễn dịch chống bệnh dại nhất thiết phải có sự chỉ định, khuyến cáo chống chỉ định, hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ của nhân viên y tế để bảo đảm an toàn và hiệu quả.

(Theo SKĐS)

Next Post Previous Post