Mèo Mẹ Ăn Thịt Mèo Con Của Mình
I. Mèo mẹ có ăn thịt mèo con của mình không?
Trường hợp bố mẹ ăn thịt con của mình không phải là trường hợp hợp hiếm gặp. Việc ăn thịt con diễn ra ở nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật có vú tới côn trùng, đặc biệt phổ biến ở nhiều loài cá.
II. Mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình nguyên nhân là gì?
Mèo là một loài động vật có bản năng làm mẹ cực kì cao. Mèo mẹ luôn bảo vệ và sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù khi kẻ thù uy hiếp đến mèo con. Nhưng tại sao mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình?
Những nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt chính mèo con của mình đẻ ra...
1. Mang thai khi mèo mẹ còn quá nhỏ
Như chúng ta đã biết từ khoảng 6 tháng tuổi mèo có thể mang thai và sinh com. Nhưng tại thời điểm này chúng mới chỉ là một bé mèo ham chơi, bản năng làm mẹ của mèo mẹ chưa phát triển đầy đủ.
Lần đầu khi sinh con làm mèo mẹ cảm thấy bối rối, stress, căng thẳng... làm chúng ăn con của mình & sẽ sinh con vào thời điểm khi chúng chuẩn bị tâm lý tốt hơn.
Mèo mẹ sinh con khi thức ăn khan hiếm, đặc biệt là vào mùa đông đối với những con mèo hoang chúng không còn năng lượng để tiếp tục sinh sống vì thế chúng .
2. Mèo mẹ sinh non
Mèo mẹ sinh non khiến mèo con không đủ khả năng sinh sống, yếu ớt và có thể chết khi vừa mới sinh ra. Mèo mẹ sẽ ăn thịt mèo con để cố gắng nuôi những bé mèo con khác.
bạn nên ở bên cạnh mèo mẹ lúc các bé sanh cung cấp thức ăn và đầy đủ nước uống, mang những bé mèo con chết ngạt ra xa.
3. Mèo con bị dị tật bẩm sinh
Một trong những nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình có thể là những bé mèo con sinh ra đã bị di tật bẩm sinh. Trong một số trường hợp mèo mẹ không cảm nhận được khả năng sống của con sẽ tha bé mèo con bị dị tật đến một góc khuất và thực hiện hành vi ăn con của mình. Hành vi này giúp mèo mẹ có đủ năng lượng để giúp các bé mèo con còn lại có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.
Nhưng không phải mẹ mèo nào cũng chọn cách này, có rất nhiều mẹ mèo do bản năng làm mẹ quá cao, dù không có gì để ăn bọn chúng vẫn không ăn con của mình trừ khi con của chúng bị mất đi.
4. Mèo mẹ muốn bảo vệ con của mình
Mèo mẹ thường có bản năng làm mẹ rất cao, chúng hoảng sợ lo lắng cho con của mình khi gặp kẻ thù hoặc mối nguy hiểm. Những trường hợp như vậy mèo mẹ thường chọn cách ăn con của mình, ăn con của mình dù tốt dù xấu "mèo con vẫn được ở bên mèo mẹ". Khi gặp kẻ thù mèo mẹ vừa không bảo vệ được mèo con mà còn phải xa mèo con.
Đặc biệt mèo mẹ rất mẩn cảm với kẻ thù và những vật nuôi khác, vì thế khi mèo mẹ sinh con bạn nên tìm cho chúng chỗ an toàn, kín đáo và tránh xa những bé thú cưng khác. Như vậy mèo mẹ sẽ không cảm thấy bị xâm hại lãnh thổ và an toàn hơn.
5. Mèo mẹ bị suy dinh dưỡng
Mèo là loại động vật khó ăn, điều này thể hiện rõ khi chúng mang thai. Có những mẹ mèo nghén không ăn được vì thế việc mèo mẹ bị suy dinh dưỡng là việc có thể xảy ra. Khi mèo mẹ sanh con cần một lượng lớn thức ăn và năng lượng gấp 3 - 4 lần bình thường. Mèo con trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào mèo mẹ có thể lựa chọn.
Để tránh mèo mẹ bị suy dinh dưỡng trong thời gian mèo mẹ mang thai bạn nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mèo mẹ. Khi mèo mẹ sinh con xong bạn có thể cho mèo mẹ ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng và năng lượng để mèo mẹ phục hồi sức lực như: Các loại pate, hạt cho mèo mẹ ...
6. Mèo mẹ bị căng thẳng stress ảnh hưởng bởi tiếng ồn
Khi ổ của mèo mẹ gần nơi thường xuyên có người qua lại, gần tiếng ồn, hay có tiếng bước chân, tiếng gõ đập, tiếng la hét... Mèo mẹ rất nhạy cảm với âm thanh vì thế mèo mẹ trở nên stress rất lo lắng con mình bị kẻ thù cướp đi. Vì thế mèo mẹ có thể tha con đến nhiều nơi khác nhau dẫn đến tử vong cho mèo con hoặc mèo mẹ ăn thịt con của mình để bảo vệ con khỏi kẻ thù.
Bạn nên chú ý an toàn tổ của mèo mẹ, đặt mèo mẹ ở nơi chúng cảm thấy an toàn. Đặc biệt là những bé mèo mới sinh lần đầu rất dễ bị stress, căng thẳng.
7. Mèo mẹ không ngửi thấy mùi hương của con mình
Mèo là loài động vật có khứu giác rất mạnh. Mèo mẹ không nhận ra mùi hương của con mình phần lớn gặp vào trường hợp mèo mổ đẻ. Khi sanh mổ hóc môn sinh sản của mèo mẹ và mèo con không được giải phóng. Kết quả chúng sẽ thấy sợ hãi và không biết đây là con mình vì thế mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình.
Để tránh trường hợp này khi mèo mổ đẻ bạn nên cho mèo con tiếp xúc với mèo mẹ sớm nhất có thể để mèo con và mèo mẹ có thể tiếp xúc nhiều với nhau hơn gia tăng tình cảm. Trong thời gian này bạn nên chú ý quan sát mèo mẹ để chúng không gây nguy hiểm cho mèo con.
Khi bé mèo vừa mới sinh ra bị người la ôm, ấp vuốt ve... như vậy mèo con sẽ vô tình dính phải mùi của bạn hoặc những người khác. Mèo mẹ sẽ không nhận ra còn mình mà dẫn đến hành vi không đúng.
Trừ khi bạn rất thân thiết với mèo, ăn chung, ngủ chung với mèo mẹ. Còn nếu không khi mèo mẹ vừa mới sinh bạn nên hạn chế bắt cưng nựng mèo con khi chúng còn quá nhỏ. Như vậy mèo mẹ sẽ không ngửi thấy mùi mèo con hoặc cảm thấy nguy hiểm tha mèo con đi chỗ khác.
9. Mèo mẹ bị tuyến vú
Mèo mẹ mất sữa, con ú quá nhiều vì thế việc nhiễm trùn tuyến vú có thể sảy ra ở mèo mẹ. Viêm tuyến vú khiến mèo mẹ đau đớn, từ chối chăm sóc con, cho con ti, thậm chí ăn thịt con.
Để tránh trường hợp mèo mẹ ăn thịt con do viêm tuyến vú bạn nên để ý mèo mẹ và mèo con. Nếu có những trường hợp sau:
- Mèo mẹ không muốn cho con bú.
- Vú mèo mẹ bị sung, căng cứng.
- Có máu hoặc mủ chảy ra
- Mèo mẹ sốt, nôn.
- Mèo con còi, suốt ngày kêu vì không được bú sữa.
Gặp những trường hợp này bạn nên mang mèo mẹ đến cơ sở thú ý gần nhất để mèo mẹ nhanh chóng được chữa trị.
III. Khi nuôi mèo mẹ cần lưu ý những điều gì?
- Chọn chuồng ở nơi ấm áp, yên tĩnh để mèo mẹ cảm thấy thoải mái.
- Để nước và thức ăn cạnh bên để mèo mẹ có thể ăn và uống thuận tiện nhất.
- Hạn chế sờ, vuốt ve... mèo con khi chúng chưa được 10 ngày tuổi.
- Khi mèo mẹ đẻ mổ, cho mèo con tiếp xúc sớm nhất có thể để mèo mẹ nhận ra con.
- Nếu bạn thấy có 1 bé mèo con bị mèo mẹ đẩy ra ít quan tâm tới, bạn nên tách bé mèo này ra chăm sóc riêng để tránh trường hợp đáng tiếc.
- Quan sát kỹ hành động của mèo mẹ để nắm rõ tình hình và nguyên nhân mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình.
- như thế mèo mẹ sẽ đủ chín chắn và bản năng làm mẹ tốt hơn.