Mèo Bị Ghẻ, Viêm Da Rụng Lông Từng Mảng Bôi Thuốc Gì?
Bệnh ghẻ và viêm da chỉ là bệnh ở bên ngoài da. Tuy nhiên để chữa trị cần khoảng thời gian khá dài và phải có phương pháp điều trị đúng.
Dấu hiệu này rất giống với hiện tượng bong da, thay đổi tế bào da chết ở mèo. Chính vì vậy khiến nhiều người chủ quan không để ý.
K hi mèo bị ghẻ sẽ có cảm giác ngứa và gãi rất nhiều. Khi bệnh đã phát triển qua giai đoạn bong da sẽ đến rụng lông thành từng mảng ở vùng bị ghẻ và viêm da.
V ùng bị ghẻ khi đã bị nặng sẽ bị trầy xước, có những vết máu nhỏ đỏ li ti. Điều này khiến cho chú mèo cảm thấy khó chịu, chúng thường xuyên liếm.
Trước khi tiến hành điều trị bệnh ghẻ và viêm da, các bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân của căn bệnh này để dễ dàng tìm kiếm hướng giải quyết.
Mèo bị ghẻ và viêm da có thể là do sữa tắm của chúng chưa thật sự phù hợp. Trường hợp dị ứng sữa tắm xảy ra ở mèo rất thường xuyên xảy ra.
Sau khi tắm xong cho mèo, các bạn không lau khô bộ lông cho chúng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mèo bị ghẻ.
Thức ăn cho mèo có hàm lượng muối quá cao. Hệ tiêu hóa của mèo chỉ thích hợp với những thức ăn nhạt như các món luộc.
Nếu cho ăn thêm muối cũng là nguyên nhân khiến chúng bị ghẻ và viêm da.
Lây nhiễm từ những con mèo bị ghẻ khác. Mèo là loài thường xuyên bỏ đi chơi, trong lúc tiếp xúc với những con mèo bị ghẻ khác chúng cũng rất dễ bị lây nhiễm.
Không chỉ có vậy, khi 1 trong 2 con mèo giao phối bị ghẻ cũng có thể lây nhiễm. Bệnh ghẻ còn có thể bị lây từ mẹ sang mèo con trong quá trình nuôi con.
Hiện tượng ghẻ và viêm da có thể lây giữa các cá thể mèo. Vậy, bệnh ghẻ mèo có thể lây sang người không?
Câu trả lời là hoàn toàn có khả năng lây nhiễm, tuy nhiên tỷ lệ là không cao.
Cho nên, khi chơi xong với mèo các bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng và không nên ôm ấp mèo quá nhiều.
Trị ghẻ và viêm da ở mèo có rất nhiều phương pháp. Bài viết này sẽ đưa ra cho các bạn những phương pháp trị ghẻ mèo hiệu quả nhất.
Phương pháp này công dụng không nhanh như sử dụng thuốc. Ưu điểm của chúng hoàn toàn tự nhiên và không gây kích ứng cho vật nuôi.
Hàng ngày, bạn sử dụng tinh dầu bạc hà bôi lên phần da bị ghẻ của mèo. Mỗi ngày từ 2 - 3 lần trong vòng từ 7 - 10 ngày, bệnh của mèo sẽ dần khỏi và mọc lông trở lại.
Trị ghẻ cho mèo bằng lá đào là phương thức được dân gian sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, đối với mèo con thì không nên sử dụng, vì nếu tắm với liều lượng lớn mèo rất dễ bị say.
Phương pháp này giúp mèo hết ghẻ và không còn mùi hôi.
Phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng cho mèo lớn. Dùng lá xà cừ đun làm nước tắm cho mèo trong vòng 2 tuần, 1 tuần chỉ cần tắm 1 - 2 lần cho mèo là bệnh sẽ giảm.
Phương pháp sử dụng thuốc có tác dụng nhanh, tuy nhiên các bạn cần đặc biệt chú ý đến liều lượng.
Loại thuốc này dùng để bôi trực tiếp lên bề mặt vùng da bị ghẻ. Loại thuốc này sử dụng đối với những chú mèo bị ghẻ trung bình và nặng.
Phương pháp tiêm trị ghẻ này chỉ dành cho những chú mèo bị ghẻ nặng, sử dụng phương pháp bôi không khỏi.
Các bạn có thể sử dụng Pharmectin. Loại thuốc này dùng tiêm trực tiếp vào vùng da ở đoạn sống lưng, giúp thuốc nhanh ngấm và giúp mèo mau khỏi bệnh hơn.
Tuy nhiên, vì là tiêm trực tiếp nên cũng sẽ có nhiều tác dụng phụ. Cho nên, để đảm bảo an toàn, các bạn nên đưa mèo đến những bệnh viện thú y uy tín để tiêm.
Để những chú chó, mèo nhà bạn tránh được các bệnh ngoài da như: Ghẻ lở, rụng lông,... bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Khi phát hiện chó, mèo,... gần khu vực sinh sống mắc phải các bệnh này. Bạn tuyệt đối không cho chó mèo nhà mình tiếp xúc với chúng.
+ Tắm cho chó mèo thường xuyên với sữa tắm chuyên dùng.
+ Vệ sinh nơi ở, đặc biệt là chuồng, trại chó, mèo thật sạch sẽ.
Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc mèo tránh bị bệnh ghẻ.