Kinh Nghiệm Vàng: Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Một Cách Đúng Đắn Nhất
Chú trọng chế độ dinh dưỡng trong chăm sóc chó con " mới tách" mẹ
Sữa mẹ là thức ăn chính của chó con vừa mới sinh ra. Tuy nhiên, chó mẹ sau sinh không có sữa, chó mẹ chết hay tách mẹ khiến nguồn sữa từ mẹ cũng không được cung cấp đầy đủ cho chó con, khiến sức đề kháng của có con sẽ dần yếu đi.
Vậy nên vấn đề đầu tiên cần chú ý tới trong việc chăm sóc chó con không mẹ, tách mẹ sớm sẽ là việc cho chúng bú sữa, loại sữa chuyên dụng cho chó con.
- 1 cốc sữa
- 3 quả lòng đỏ trứng gà (không dùng lòng trắng trứng vì sẽ gây thiếu hụt Biotin
- 1 muỗng dầu ăn (dùng loại dầu thực vật như dầu mè, dầu phộng hoặc dầu bắp...)
- 1 ít muối và 1 muỗng vitamin
Hòa trộn các thành phần này lại với nhau và chia nhỏ cho chó con sử dụng trong ngày để thay thế sữa nếu chưa chuẩn bị để đáp ứng kịp thời. Khoảng 3 tuần sau khi sinh bạn có thể tập cho chó con ăn thêm cháo loãng xây nhuyễn với thịt băm.
Trong mức độ lớn và phát triển của chó con, chế đọ nuôi dưỡng chúng cần dần dần phải gấn với chế độ nuôi dưỡng con chó đã lớn. Vào những ngày thời tiết y ám, buổi tối cho chó ngủ trong nhà sạch sẽ và khô ráo còn cả ngày thì vẫn nuôi chúng trong chuồng. Đặc biệt của việc nuôi dưỡng chó con là phải nhận định và xem xét thật cụ thể các mùa trong năm và điều kiện khi hậu của địa phương.
Ở các trại chăn nuôi thuộc cơ quan Nhà nước, hoặc đối với những người thích nuôi chó ở những trường hợp cá thể, nên thực hiện phương pháp chăn nuôi chó thường xuyên trong không khí tươi mát ( trong chuồng thú). Khi thời tiết xấu ( mưa,...) phải nuôi chó con trong nhà ở ( buồng nhỏ).
Từ tháng thứ 3 người ta chia chó con ra thành các nhóm nhỏ, mõi nhóm có từ 2 đến 3 con và cũng ở mỗi nhóm đó nên chọn những con chó tương đương nhau về tình trạng thể lực. Các nhóm này được phân vào các chuồng thú đặc biệt, riêng lẻ và rộng rãi. Từ tháng tuổi thứ 5 đến thứ 6 người ta nuôi chó con riêng ra từng con một và đối với mỗi con có những dụng cụ chăm sóc và nuôi dưỡng riêng. Mỗi ngfy dọn chuồng sạch sẽ cho chó con hai lần và mỗi tháng tắm cho chúng & #237;t nhất 2 lần. Hăng ngày cho chó con đi dạo vòng trong từ 3 đến 4 tiếng theo thời gian biểu của ngày đây là điều bắt buộc. Phải chú ý đặc biệt đến việ đảm bảo cho chó con ăn đầy đủ cả về chất và lượng
Thức ăn cho chó con phải tươi và phong phú về loại thức ăn. Nước uống dùng cho chó con phải là nước sạch. Khi chó con được 3 tháng tuổi thì mỗi con chó phải có chậu ăn ( bát ăn ) riêng khi ăn.
Nếu cho chó con ăn không đủ chất ( trong thành phần thức ăn thiếu phốt phát can-xi (CaPO-ND) và vitamin D) thì chó con sẽ bị còi xương. Cần phải kiểm tra sự lớn và sự phát triển của chó con, tuân thủ đồ thị đo lường ( việc cân nặng cho chó cũng vậy) từ tháng thứ nhất đến trước 2 tháng tuổi - cứ 5 ngày kiểm tra và cân nặng một lần, từ tháng 2 đến 6 tháng - 10 ngày một lần, sáu đó cứ 1 tháng 1 lần kiểm tra cân nặng.
Chỉ cần đo lường các phần cơ bản sau, chiều cao . độ dài chéo ( xiên) của thân mình, bề ngang của lồng ngữ và độ dày của khối đốt ngón chân.
Hỗ trợ vệ sinh đúng cách khi chăm sóc chó con không có mẹ
Theo tập tính của loài động vật này thì sẽ được mẹ liếm kích thích vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục để chó con đi phân, đi tiểu. Thế nhưng, khi không có mẹ, nhiệm vụ này sẽ cần đến bạn hỗ trợ ở một cách thức khác vì vốn dĩ chó con còn quá nhỏ cơ quan chức năng này sẽ không tự thực hiện được.
Bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm đã thấm nước ấm massage nhẹ vào phần hậu môn và bộ phận sinh dục khoảng 1 - 2 phút để kích thích chúng đi vệ sinh.
Tiêm vaccine phòng bệnh
Để phòng ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột, đồng thời để cơ thể chó con phát triển tốt nhất nên cho chó con uống thuốc kháng sinh có lợi cho sức khỏe của chó con và uống vào thời gian chó con được từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y ( hoặc của y sĩ trung cấp). Cần phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con.
Tẩy giun định kỳ và tiêm phòng một số bệnh thường gặp do vi virus care, parvovirus...gây ra để giảm thiểu tối đa một số bệnh dễ xảy ra trên chó con - những chú chó không được bú sữa mẹ có sức đề kháng yếu, giúp chó con luôn khỏe mạnh, chóng lớn và an toàn cho sức khỏe mọi người trong gia đình bạn.
Chuẩn bị chỗ ở thông thoáng, nhiệt độ ổn định, đủ ấm, sạch sẽ cho chó con
Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc chó là tránh sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, nhiệt độ quá cao hay quả thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chó con.
Những ngày đầu sau sinh bạn thay vì có mẹ để sưởi ấm thì với những chú chó "mồ côi" mẹ bạn nên sử dụng nguồn nhiệt nhân tạo như một chiếc lò hấp, một bóng đèn nhiệt hay một chiếc đệm nước ấm để duy trì nhiệt độ cơ thể cho chó con, giúp chúng dần cứng cáp và khỏe mạnh.
Cũng nên lưu ý cần phải theo dõi nhiệt độ cơ thể chó con thường xuyên để có những điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng quá cao làm bỏng chó con, tránh cho chó ở trong phòng máy lạnh hay nằm ngay hướng gió lùa sẽ khiến chó con bị cảm lạnh.
Cần dọn dẹp chỗ ở của chó con thương xuyên, đảm bảo thông thoáng, vệ sinh. Độ ẩm quá cao sẽ làm sinh sôi các mầm mống vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh ở chó con.
1814 views