Chó Bị Nôn Mửa, Bỏ Ăn
Việc phát hiện và chẩn đoán, sơ cứu kịp thời có thể cứu sống cún cưng của bạn khỏi những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện ra những dấu hiệu này trên cún nhà, bạn cần xử lý nhanh chóng để có thể xử lý nhanh chóng.
Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng chó bị nôn bỏ ăn
Phản ứng sau khi tẩy giun
Phản ứng phụ của việc tẩy giun cho chó con theo lịch có thể là nguyên nhân dẫn tới việc chó nôn hoặc bỏ ăn. Thường thì đây là triệu chứng bình thường, chỉ cần để cún nghỉ ngơi và bù nước đầy đủ cho chúng.
Tuy nhiên nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra trong 24h tiếp theo. Hãy mang cún ngay tới các bác sĩ thú y để được thăm khám.
Bạn có thể đem cún đi tẩy giun tại các phòng khám, hoặc mua thuốc để thực hiện tại nhà. Quá trình tẩy giun tại nhà cần được sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Bạn có thể tham khảo chi tiết về cách tẩy giun cho cún cưng tại nhà qua bài viết:
Nhiễm khuẩn, viêm đường ruột
Đây là chứng bệnh cún của bạn nhất định phải gặp ít nhất một lần trong đời. Với thói quen đánh hơi, tò mò với những thứ kỳ lạ trên đường. Chó liếm phải các thức ăn lạ. Đặc biệt là chó con - hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn yếu.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng cho cún khi chó bị viêm ruột. Bạn chỉ cần tuân thủ nguyên tắc, dừng mọi thức ăn cho cún và bù nước lại cho chúng. Việc nôn quá nhiều khiến chó ủ rũ, mệt mỏi.
Thay đổi chế độ, khẩu phần ăn
Đây cũng được xem là vấn đề khá nhiều người khi nuôi chó gặp phải đặc biệt là các bạn khi đón cún về nhà mới. Việc thay đổi khẩu phần ăn từ nhà cũ sang nhà mới sẽ khiến cún chưa kịp thích nghi. Chúng sẽ có các dấu hiệu như chán ăn, bỏ ăn.
Vì vậy khi đón cún về nên thay đổi khẩu phần ăn từ từ, bằng cách trộn thức ăn quen thuộc với thức ăn cũ và thay đổi hoàn toàn thức ăn mới sau 1 - 2 tuần. Điều này sẽ khiến cún kịp thích nghi. Ngoài ra, mình cũng hạn chế cho cún ăn thức ăn sống, chủ yếu là hạt và ăn chín, thức ăn qua chế biến.
Nuốt phải dị vật
Trường hợp này cũng xảy ra khá nhiều, đặc biệt là khi bạn cho chó ăn xương quá lớn, một chút lơ đãng khiến dị vật mắc kẹt ở cổ. Chó khạc nhưng không được, chúng sẽ nôn khan, với trường hợp xương chắn ngang cổ họng, bạn đưa cún tới ngay phòng khám thú y nha.
Bạn muốn hiểu thêm về cách sơ cứu chó bị hóc xương hay mắc dị vật ở cổ có thể tham khảo bài viết.
Say xe, sốc nhiệt
Trường hợp tiếp theo có thể xảy ra là say xe và sốc nhiệt. Trường hợp say xe do chó chưa quen với việc ngồi trên xe lâu, chỉ cần để cún nghỉ ngơi.
Sốc nhiệt xảy ra và mùa nắng nóng, đối tượng chủ yếu là những chú chó hoạt động nhiều trong thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột. Một trong nhiều biểu hiện là chó bị ói, mửa...
Đưa chúng vào bóng râm ngay lập tức, xịt phun sương hoặc cho chúng tự uống nước mát, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh.
Những biểu hiện chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu đều được mình chia sẻ trong bài viết: Biểu hiện chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu ngay tại nhà.
Các nguyên nhân cực kỳ nguy hiểm khác
- Viêm tụy, viêm mật.
- Hậu quả sau phẫu thuật, ảnh hưởng của thuốc trong quá trình điều trị.
- Do mắc phải các loại virus nguy hiểm đặc biệt là bệnh Care và Parvo ở chó. Đây là 2 nguyên nhân chính cực kỳ nguy hiểm với biểu hiện ban đầu là nôn ói, ủ rũ, bỏ ăn.
Một số chẩn đoán khi chó bị nôn bỏ ăn
- Khi chó bị nôn ra thức ăn chưa tiêu, có thể chó đã bị ngộ độc hoặc do khẩu phần ăn quá nhiều gây ra khó tiêu.
- Khi có máu tươi có thể là hiện tượng xuất huyết dạ dày.
- Nôn kèm mật có thể chó đã bị viêm tụy hoặc viêm ruột.
Đây chỉ là chẩn đoán ban đầu, việc kết luận bệnh chính xác còn phải phụ thuộc vào các kết quả xét nghiệm trong quá trình thăm khám.
Cách xử lý trong trường hợp chó bị nôn ra thức ăn
Khi phát hiện chó bị nôn ra thức ăn bạn cần loại bỏ triệt để các loại thức ăn mà cún đã từng ăn trước đây. Những loại thức ăn này có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nôn mửa kéo dài.
Trường hợp cún nhà bạn dừng nôn thì không cần phải chuyển tới thú y. Tuy nhiên nếu cún có những dấu hiệu xấu đi thì bạn cần đưa cún tới ngay các bác sỹ để làm những xét nghiệm để xác định bệnh từ đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không cho chó ăn thêm bất cứ thức ăn nào trong thời gian này bởi cho ăn sẽ khiến tình trạng của cún ngày càng nghiêm trọng.
Những cơn nôn mửa thông thường, không kéo dài
- Cho chó uống nước pha đường cát.
- Khi thấy cún ổn định trở lại mới cho ăn nhẹ để đánh giá tình trạng nôn mửa. Sau đó có thể trở lại ăn bình thường vào ngày tiếp theo.
Ngoài những biện pháp sơ cứu đơn giản tại nhà. Chủ chó cũng có thể sử dụng các loại thuốc uống đặc trị như kháng sinh đường ruột, chống viêm theo sự chỉ định của bác sỹ
Biện pháp phòng ngừa chó bị nôn, bỏ ăn
- Hạn chế và tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn một cách đột ngột cho cún.
- Không để chó cắn hoặc ăn, nuốt những đồ chơi, dị vật gây nguy hiểm cho dạ dày và hệ tiêu hóa của chó, nhiều chủ cún cho rằng việc gặm xương sẽ tốt cho chúng tuy nhiên đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm.
- Sử dụng dọ mõm và những đồ dùng ngăn cản việc cún ăn phải các thức ăn lạ ngoài đường.
- Bình tĩnh và xử lý các tình huống nhanh chóng, kịp thời, đưa ngay tới bác sỹ trong các trường hợp nguy hiểm.
- Tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó để tạo ra sức đề kháng tốt hơn cho chúng.
Tất cả các hành động xử lý tình trạng nôn ói của chó tại nhà cần được đeo găng tay và sát trùng thật cẩn thận để tránh lây truyền các bệnh dịch truyền nhiễm như Care và Parvo - 2 căn bệnh khó điều trị và làm chó tử vong nhanh chóng.